0974 069 899

Psychedelic Art – Nghệ thuật Ảo giác

Psychedelic (Nghệ thuật ảo giác) đề cập đến tất cả các sáng tạo nghệ thuật xuất hiện từ cuối những năm 1960, khắc họa thế giới bên trong ảo giác thông qua các mô tả bằng hình ảnh và đồ hoạ ấn tượng, tái tạo lại trải nghiệm và ảo giác thường gặp sau khi dùng LSD và psilocybin.

Thuật ngữ “psychedelic” được nhà tâm lý học người Anh Humphry Osmond hình thành sau quá trình nghiên cứu sâu rộng của ông về các loại thuốc gây ảo giác. Osmond nói rằng từ này được sử dụng để nói về “mind manifesting” vốn đại diện cho những cảm xúc sau khi xem các tác phẩm nghệ thuật ảo giác. Psychedelic cũng là khái niệm bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại “psychē” nghĩa là “soul” (linh hồn) và “dēloun”nghĩa là “to reveal” (tiết lộ).

Các tác phẩm nghệ thuật Psychedelic nhấn mạnh sự méo mó siêu thực thông qua việc sử dụng nhiều màu sắc và mô tả hoạt động bên trong tâm trí.

Trong thời kỳ Nghệ thuật Ảo giác, nhiều phương tiện sáng tạo khác nhau được ứng dụng gồm nhạc rock, bìa album, poster hòa nhạc, tranh tường, truyện tranh… Những tác phẩm nghệ thuật này có điểm chung tạo ra các đường xoắn ốc trông giống như kính vạn hoa, các vòng tròn đồng tâm, các hoa văn hình hoa và sự lặp lại của các họa tiết hoặc biểu tượng. Cảm hứng từ Art Nouveau, Op-Art, Collage cũng được ứng dụng mạnh mẽ trong Psychedelic Art.

Các nghệ sĩ thời đó đã đón nhận sự xuất hiện của Nghệ thuật ảo giác, vì nó mang lại cho nghệ sĩ sự giải phóng mà họ khao khát khỏi xã hội nghệ thuật truyền thống. Các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra trong thời gian này phản ánh tự do, cho phép các nghệ sĩ có cơ hội khám phá những con đường khác nhau một cách cởi mở để tìm cảm hứng cho họ.

Các nghệ sĩ Psychedelic Art thời kỳ đầu có thể kể tên là: Victor Moscoso, Wes Wilson, Peter Max, Bonnie MacLean, Stanley “Mouse” Miller, Rick Griffith, Gary Grimshaw, Alex Gray…

Xem thêm tại: https://youtu.be/9vuqI2v2IRs

PSYCHEDELIC ART TRONG QUẢNG CÁO

Vào thời điểm cuối những năm 1960, không phải tất cả các công ty đều chấp nhận Psychedelic Art, vẫn có những công ty chấp thuận trong quảng cáo của họ là Neiman Marcus và các công ty phát thanh truyền hình như CBS và NBC. Campbell’s vào năm 1968 cũng dùng Psychedelic Art cho quảng cáo “Hãy biến bức tường của bạn thành món ngon!” để quảng cáo món súp của họ.

Vào đầu những năm 1970, nhiều nhà quảng cáo đã bắt đầu sử dụng các tính năng của Psychedelic Art để bán vô số hàng hóa tiêu dùng. Các mặt hàng như ô tô, thuốc lá, sản phẩm làm tóc và quần tất… đã bị chế ngự bởi hiệu ứng kính vạn hoa. Psychedelic Art đã trải qua một sự thay đổi lớn về ý nghĩa và đột nhiên trở thành biểu tượng cho bất cứ thứ gì trong văn hóa người trẻ, mang lại sự thú vị, độc đáo và thời trang.

Trong những năm 1960 và 1970, khái niệm Nghệ thuật Ảo giác đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sự hiểu biết và khả năng tiếp thị của nó, đến mức nó biến đổi từ một phong trào được coi là thái quá thành một thứ có trong hầu hết mọi quảng cáo.

Xem thêm tại: https://youtu.be/m8-eLMuCdfI

PSYCHEDELIC ART TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ

Nghệ thuật ảo giác đã trải qua một sự hồi sinh lớn trong thời đại kỹ thuật số, phần mềm đồ họa bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh chóng, điều này cho phép khả năng tái tạo các trải nghiệm ảo giác dễ dàng hơn.

Sự xuất hiện của máy tính, 2D Graphic và 3D Graphic đã cho phép các tác phẩm Psychedelic Art phong phú hơn rất nhiều vì các nghệ sĩ dường như không còn bị giới hạn bởi bất cứ điều gì.

Psychedelic Art vô cùng thú vị để tìm hiểu. Các tác phẩm nghệ thuật, với các pattern, màu sắc, thiết kế và chủ đề vẫn phổ biến cho đến ngày nay như khi chúng mới xuất hiện. Psychedelic Art vẫn tiếp tục có giá trị trong lịch sử nghệ thuật, vì ngày nay nhiều tác phẩm và phong cách nghệ thuật hiện đại vẫn tiếp tục vay mượn các đặc điểm của thể loại mang tính biểu tượng này.

——

Dịch từ https://artincontext.org/psychedelic-art/