0974 069 899

Các kĩ năng cần thiết cho UX/UI/Product Designer

Bài viết từ Tony Lê – Nghiện Design – Eggcademy
Để tiện minh họa (visualize) và lượng hóa (quantify) thì giáo chủ Nghiện Design đã xây dựng một mô hình đánh giá. Mô hình này được thực hiện trong vòng 6 tháng nghiên cứu và chỉnh sửa, cùng với sự giúp đỡ của anh Bình Trương, Quản lý khu vực châu Á của IDF – một trong những tổ chức lớn nhất thế giới về UX/UI/Product Design
Đây không phải là mô hình đánh giá duy nhất. Tuy nhiên các công việc của giáo chủ như quản lý bộ phận tại be hay đánh giá học viên/giảng viên tại Eggcademy thì đều đang sử dụng mô hình này và cho thấy hiệu quả rõ ràng.

Các nhóm kĩ năng cần thiết:

  • Visual UI Design & Micro Interactions: năng lực về việc tạo ra các thiết kế có tính thẩm mỹ thị giác thông qua việc sử dụng tối ưu về màu sắc, khoảng trắng, hình ảnh và chuyển động tương tác (micro interaction)
  • Design Tool: năng lực về việc sử dụng công cụ thiết kế để tổ chức, quản lý và xây dựng cấu trúc cho các file thiết kế và thành phần thiết kế (UI component)
  • UI component: năng lực về việc sử dụng, sắp xếp và tối ưu các thành phần thiết kế như form, text, card, button v.v. sao cho tối ưu theo ngữ cảnh sử dụng và tối đa hóa trải nghiệm người dùng
  • Layout & Interactions: Năng lực về việc sử dụng, sắp xếp và tối ưu các đối tượng thông tin và luồng thông tin (information flow) sao cho tối ưu với ngữ cảnh sử dụng và tối đa hóa trải nghiệm người dùng
  • Copy & message: năng lực về việc sử dụng, sắp xếp, tối ưu ngôn từ, thông điệp để tối ưu cho ngữ cảnh sử dụng và tối đa hóa trải nghiệm người dùng
  • Process & Strategy: năng lực về việc lựa chọn hướng tiếp cận và cách triển khai khi được yêu cầu thực hiện một yêu cầu thiết kế
  • User Research: năng lực về việc tìm kiếm các đặc điểm cốt lõi (insight) của người sử dụng để làm cơ sở cho việc thiết kế tối ưu với ngữ cảnh sử dụng
  • Communication: năng lực về việc trao đổi, giao tiếp làm việc với người khác như đối tác, nội bộ team và các bộ phận hỗ trợ
  • Product/Business Acument: năng lực về việc hiểu biết các khía cạnh về sản phẩm/kinh doanh để có những lựa chọn thiết kế phù hợp hơn với ngữ cảnh theo nghĩa rộng
  • Management: năng lực về việc giao và quản lý công việc, con người
Có cần tất cả các kỹ năng hay chưa thì câu trả lời là tùy theo yêu cầu của từng vị trí khác nhau sẽ cần những bộ kĩ năng khác nhau. Vì thế các kĩ năng có thể phát triển dần dần.
Trong hình là so sánh yêu cầu kĩ năng của 3 vị trí UI Designer, UX/UI Designer, Sr. UI Designer (theo những gì mình biết thì sát được 95% so với yêu cầu thực tế ở các công ty mình xem và phân tích JD).
UI Designer là đích đến đầu tiên cho các bạn chuyển từ ngành khác sang hoặc mới bắt đầu sự nghiệp. Lúc này bạn có khả năng tạo ra UI từ yêu cầu, vẫn còn lỗi nhưng ít thôi. Tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh. Lúc này bạn sẽ cân nhắc định hướng cá nhân tiếp theo là theo đuổi mục tiêu tạo ra UI bắt mắt hơn (thành Sr.UI Designer) hay là quan tâm khía cạnh user trên UI nhiều hơn (UX/UI Designer)
UX/UI Designer có phổ kĩ năng đa dạng hơn, yêu cầu nhiều sự tìm hiểu về vấn đề người dùng, hoặc tính khả dụng (usability), với đặc thù ở VN hiện tại thì tính khả dụng là cái nên tiếp cận trước. Hướng tiếp cận này thì thực tế hơn và được áp dụng ở phần lớn các công ty sản phẩm hay outsourcing
Sr. UI Designer thường phát triển sự nghiệp theo hướng freelancer nhiều hơn vì có nhiều điều kiện phát triển chất nghệ sĩ mà bớt bị các ràng buộc. Hầu hết các sản phẩm showcase trên Dribbble đều thể hiện khía cạnh thẩm mỹ nghệ thuật của Sr. UI Designer. Tuy nhiên thực tế tính áp dụng rất khó để đưa vào. Một số agency cũng là lựa chọn cho những bạn theo đuổi định hướng này.
Hướng nào cũng được, tùy vào thế mạnh bản thân mà phát huy tối đa để trở nên nổi bật (outstanding) giữa một rừng UX/UI/Product Designer trên thị trường.
Thank bạn viết từ bạn Tony Lê và Nghiện design

KHÓA HỌC UI DESIGN CHO NGƯỜI MỚI

UI design có thể học tại nhà bài bản với lộ trình được vạch sẳn, có thể trao đổi với giảng viên qua Zalo. Xem khóa học UI design dành cho người mới tại đây