Hôm trước Huy Academy có nhận được một câu hỏi từ 1 bạn đọc giả về việc ” Làm thế nào để nâng cái chuẩn đẹp của designer” và với câu hỏi này thì nó chủ yếu tập trung vào các yếu tố thẩm mỹ của designer trong thiết kế đồ họa. Nó không liên quan đến thời trang hay hội họa hay một điều gì đó khác.
Một vấn đề thường gặp phải của nhiều designer dù mới hay đã làm nghề vài năm đều sẽ gặp phải đó là khả năng thiết kế của họ. Đó là tính thẩm mỹ thiếu sự cải tiến trong suốt quá trình làm nghề. Nhiều bạn designer làm mãi vẫn không lên tay về mặt thiết kế, họ làm mãi vẫn cố định một phong cách hoặc an toàn ở một số style thiết kế nào đó. Họ cố định phong cách, màu sắc, bố cục và không có sự thay đổi nhiều trong kỹ năng thiết kế của mình.
Các bạn có thể xem đoạn câu hỏi của bạn đọc giả ở hình ảnh dưới
Đây là một câu hỏi thực tế và Huy Academy biết để có sự cải thiện về cái chuẩn đẹp thì rất khó. Mình cũng muốn nhân tiện câu hỏi này của bạn đọc giả mình sẽ định hướng một số cách giải quyết theo quan điểm bản thân và hi vọng sẽ giúp cho các bạn Leader tìm cách giúp designer của mình tiến bộ hơn.
Để giải quyết câu hỏi này mình sẽ tiến hành định hướng dựa trên 4 nội dung dưới đây:
1. Xác định giới hạn của tính thẩm mỹ
Muốn giúp một ai đó thì phải hiểu họ và ở đây Leader cần phải tìm hiểu rõ designer của mình đang ở tầm mức nào trong thiết kế. Cần tìm hiểu rõ tính thẩm mỹ của designer ở nhiều khía cạnh
- Tuổi nghề: Tuổi nghề càng thấp thì khả năng tư duy sẽ có phần kém hơn các bạn designer làm lâu năm vì sự trải nghiệm còn ít, chưa va chạm nhiều. Rõ ràng tuổi nghề sẽ ảnh hưởng tới tư duy thiết kế của designer rồi. Bạn cần xác định tuổi nghề của nhân sự mình đang quản lý.
- Trải nghiệm đa ngành nghề: Một số designer chỉ giới hạn thiết kế quen thuộc ở một số ngành nghề nào đó như chuyên làm thiết kế cho công ty bất động sản hoặc chỉ chuyên thiết kế cho mảng mỹ phẩm thì khả năng nhận thức về thiết kế ở các mảng khác sẽ thấp. Mà thấp thì tư duy thấp. Rõ ràng là vậy rồi, hiện nay rất nhiều ngành nghề kinh doanh có nhu cầu làm thiết kế, có thể là du lịch, khách sạn, nhà hàng, coffee, trà sữa, xây dựng, nội thất… và bạn không có nhiều trải nghiệm thì chắc chắn sẽ thiếu kiến thức về thiết kế các mảng này. Hãy tìm hiểu xem nhân sự của mình có sự đa dạng về trải nghiệm thiết kế hay không.
- Biết quá ít tool: Tư duy của một bạn chỉ biết Ps Ai thì sẽ không tốt bằng một bạn vừa biết Ps Ai Pr AE, quay phim, chụp hình, html, css… Hãy xem thử designer mà bạn đang nói đến biết được bao nhiêu tool để hỗ trợ vào công việc thiết kế.
- Độ tuổi designer: Trẻ thì phóng khóa tư do về tư duy nhưng hạn chế về kinh nghiệm, còn 26 tuổi trở lên lại bị cản trở bởi những giá trị quen thuộc, phong cách thiết kế quen thuộc, thích sự an toàn, thấy am hiểu nhưng sự thực lại ko am hiểu, đóng băng về sự sáng tạo, tư duy lối mòn, lười học hỏi. Đội tuổi ở đây là sự khác biệt tư duy của một bạn còn trẻ ví dụ 20 tuổi và tư duy của một bạn đã tầm 26 tuổi. Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những va chạm khác nhau trong cuộc sống. Sự va chạm sẽ quyết định trải nghiệm và trải nghiệm quyết định những tư duy kèm theo trong ngành nghề. Hãy xác định nhân sự của mình ở tuổi nào để có cách định hướng khác nhau.
Đây là bước tìm hiểu về designer để có cách nhìn nhận đánh giá tư duy của họ. Nếu hiểu được thì mới có thể định hướng tiếp ở các phần sau.
2. Designer muốn phát triển bản thân ở mức độ nào
- Họ có thói quen đọc sách không: Thường những người có thói quen đọc sách về tư duy phản biện, marketing, kỹ năng sống sẽ có khát vọng muốn phát triển bản thân ít nhất là về cái nghề cái nghiệp của mình. Nó như 1 nguồn động lực thúc đẩy bản thân phải phát triển nếu không sẽ bị đào thải.
- Họ có khả năng sưu tầm: Sưu tầm các mẫu thiết kế tốt, sưu tầm các nguồn ý tưởng, sưu tầm các kiến thức liên quan đền ngành cả tư duy suy luận lẫn tư duy sử dụng công cụ.
- Họ có khả năng phản hồi: Thụ động trong công việc hay chủ động phản hồi ngược với tất cả mọi vấn đề thiết kế. Nếu 1 designer có sự phản hồi ngược về các dự án đang tiếp nhận thì khả năng họ có sự nghiên cứu về khách hàng đó, sản phẩm đó, đối tượng của khách hàng, đưa ra các gợi ý về phát triển sản phẩm thiết kế, phân tích tính phù hợp và không phù hợp.
- Định hướng về phong cách: Tây hóa, việt hóa về phong cách. Tối giản phong cách hay là phức tạp trong phong cách…
- Định hướng nghề sự phát triển nghề nghiệp: Từ designer 2d => 3D hay Motion Graphic hay UI UX…
3. Tính cách designer
- Họ có sống nội tâm
- Họ có hay chia sẻ
- Họ yếu trong giao tiếp hay sôi nổi trong giao tiếp
- Họ có tự tin hay thiếu tự tin
- Họ thụ động hay bị động
Rất nhiều yếu tố cần xem xét để biết được bản thân Designer đó đang ở cái chừng mực nào. Liệu họ có thể thay đổi hay không. liệu họ có thể phát triển hay không.
4. Giải pháp cuối cùng
Thông qua 3 phần đầu của bài viết này là quá trình tìm hiểu về designer mà bạn đang muốn họ cải thiện cái chuẩn đẹp của bản thân trong thiết kế. Leader cần thông qua một cuộc trò chuyện như một người định hướng cho designer mà họ đang nhắc tới. Sự định hướng này sẽ giúp họ có nội lực thúc đẩy họ thoát khỏi các vòng an toàn trong thiết kế mà lâu nay họ vẫn làm.
Tư duy nó không phải chỉ là tư duy thiết kế. Nó còn là tư duy giao tiếp, tư duy đa ngành, tư duy sống, … rất nhiều thứ mà đôi khi cần định hướng khiến họ nhận ra được hay không thì thử mới biết dc.
Kết luận
Thay đổi một ai đó rất khó nhưng không thử ngồi tâm sự định hướng thì sao biết được họ có thay đổi không. Cần phải có những cuộc nói chuyện cởi mở để có thể giúp cả 2 hiểu rõ hơn trong công việc.
Đối với những Leader có tâm họ luôn có sự kỳ vọng rất cao ở designer của mình và họ rất muốn các bạn designer có sự nhận thức tốt thay đổi trong tư duy, phát triển bản thân giúp cho sự nghiệp design bền vững hơn.
Huy Academy xin dừng nội dung này ở đây và cảm ơn các bạn đã đón đọc.